Sau khi mua tiền điện tử, quyết định chọn nơi lưu trữ tài sản của bạn là một bước rất quan trọng. Không giống như tiền tệ vật lý, tiền điện tử chạy trên blockchain nên cần có một hệ thống lưu trữ kỹ thuật số được gọi là ví. Giống như ví tiền mặt, ví tiền điện tử cho phép bạn giữ và chuyển tiền. Tuy nhiên điểm khác biệt là ví tiền điện tử sẽ bao gồm khóa công khai và khóa riêng tư. Đây được coi là chuỗi ký tự cho phép người nắm giữ nhận và chuyển tài sản tiền điện tử của họ.
Có hai loại tùy chọn lưu trữ cho ví tiền điện tử, tùy thuộc vào sở thích: lưu trữ “nóng” và lưu trữ “lạnh”. Mặc dù cả hệ thống lưu trữ nóng và lạnh đều cung cấp cho cá nhân quyền truy cập vào tiền kỹ thuật số của họ, nhưng chúng khác nhau về trải nghiệm người dùng và mức độ bảo mật. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Betomon tìm hiểu trước về Ví điện tử nóng là gì? Ưu và nhược điểm của lại ví này nhé!

Ví nóng là gì?
Ví nóng là một ứng dụng hoặc nền tảng được kết nối với internet và cho phép bạn quản lý các khoản nắm giữ tiền điện tử của mình. Nhiều dịch vụ trong số này là miễn phí và có thể sử dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động. Một số ví dụ về ví nóng bao gồm phần mềm sau:
- MetaMask: ví điện tử coin hỗ trợ tất cả các loại token được tạo ra trên Ethereum, giúp lưu trữ và trao đổi các token nhanh chóng.
- Exodus: Phần mềm dành cho máy tính để bàn và thiết bị di động kết nối với sàn giao dịch phi tập trung Exodus và hỗ trợ hơn 150 loại tiền điện tử
- Mycelium: Một ứng dụng di động tập trung vào Bitcoin đã được thiết lập với các tùy chọn giao dịch tại địa phương
Một số sàn giao dịch tiền điện tử, bao gồm Coinbase (COIN), Gemini và Binance, cũng cung cấp ví để mua, giao dịch và bán tiền điện tử một cách liền mạch trên nền tảng của họ.
Ưu điểm của ví nóng:
- Bạn có thể dễ dàng đăng nhập, giao dịch bất cứ đâu, không cần phụ thuộc vào thiết bị khác. Vì luôn được kết nối với internet
- Hầu hết các ví nóng đều miễn phí sử dụng.
- Nếu bạn sử dụng ví nóng được liên kết với một sàn giao dịch cụ thể, bạn sẽ rất thuận tiện khi tương tác trong hệ sinh thái đó.
- Ví nóng có khả năng lưu trữ đa dạng nhiều sản phẩm tiền điện tử khác nhau, giúp nhà đầu tư giao dịch thanh toán linh hoạt.

Nhược điểm của ví nóng:
- Mặc dù ví nóng thường an toàn nhưng chúng được kết nối với internet và do đó dễ bị hack hơn, đánh cắp dữ liệu.
- Vì yêu cầu phải có kết nối internet nên một số tính năng của ví có thể bị hạn chế ở một số quốc gia hoặc khu vực pháp lý, tùy thuộc vào luật pháp địa phương.
- Ví nóng đăng nhập cần xác minh danh tính, xác thực nhiều lần nên phần giao dịch sẽ phức tạp hơn.
- Nguy cơ mất hết tài sản số nếu điện thoại hoặc máy tính của bạn bị đối tượng xấu đánh cắp, mất hoặc hư hỏng.
Các loại ví nóng
Hiện nay ví nóng được chia thành hai mảng chính:
- Theo thiết bị sử dụng: ví web, ví di động và ví máy tính.
- Theo quyền kiểm soát private key: ví lưu ký (custodial) và ví không lưu ký (non-custodial).
Bên cạnh đó, trên thị trường đã có giải pháp lưu trữ tiền điện tử kết hợp giữa ví nóng với ví lạnh, với cơ chế hoạt động đổi mới và cung cấp giải pháp bảo mật nâng cấp hơn cho tài sản của người dùng, điển hình là Zen Card.

Dựa trên thiết bị sử dụng, quản lý và truy cập, ví nóng được chia ba loại:
- Ví nóng trên web (Web wallet): được quản lý thông qua trình duyệt web. Dữ liệu và thông tin đăng nhập của người dùng sẽ được mã hóa và lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp ví.
- Ví nóng trên máy tính (Desktop wallet): Ví được cài đặt và lưu trữ dựa trên phần mềm máy tính của người dùng. Dữ liệu được mã hóa và lưu trữ trên ổ cứng của máy tính. Để bảo mật ví, người dùng cần cài đặt các biện pháp bảo vệ như mật khẩu mạnh và phần mềm chống vi-rút. Đây là loại ví nóng đầu tiên được phát triển khi chưa có sự xuất hiện của ví web và mobile.
- Ví nóng trên thiết bị di động (Mobile wallet): Ví được cài đặt và lưu trữ trên điện thoại thông minh hoặc thiết bị di động (như máy tính bảng). Loại ví này thường được sử dụng dưới dạng các ứng dụng trong điện thoại. Dữ liệu và private key được lưu trữ trên thiết bị, người dùng có thể sử dụng mã PIN hoặc dấu vân tay để xác thực truy cập.
Hiện ví web và mobile được sử dụng phổ biến hơn nhiều so với ví desktop bởi tính tiện lợi và dễ truy cập của chúng.
Theo quyền kiểm soát
Dựa trên quyền truy cập và kiểm soát private key của địa chỉ ví người dùng, ví nóng sẽ được chia làm hai loại:
- Ví lưu ký (Custodial wallet): Private key của ví bị quản lý bởi một bên thứ ba cung cấp dịch vụ. Họ có toàn quyền kiểm soát đối với tài sản người dùng, chịu trách nhiệm quản lý key ví và ký giao dịch khi chủ sở hữu ví thực hiện giao dịch. Ví dụ tiêu biểu của ví custodial là ví sàn (như Binance, Bybit, Crypto.com).
- Ví không lưu trữ (Non-custodial wallet): Private key của ví được quản lý bởi người tạo ví. Người dùng có toàn quyền kiểm soát đối với tài sản của mình, tự lưu key và ký giao dịch. Không một ai (kể cả nhà cung cấp ví) có thể truy cập ví ngoại trừ chủ sở ví. Một số ví non-custodial có thể kể đến như ví Coin98 Super Wallet, ví Metamask, ví Trust.
Trong đó, các ví non-custodial đã nêu phía trên đều mang lại những tính năng và điểm nổi bật riêng:
- Ví Coin98 Super Wallet: Hỗ trợ multi-chain, cho phép lưu trữ tất cả các đồng coin/token và NFT trên hầu hết tất cả các blockchain. Ví còn tích hợp nhiều tính năng, dApp cho phép người dùng truy cập và tương tác với nhiều ứng dụng khác nhau như swap, cross-chain bridge, on-chain identity…
- Ví Ramper: Cung cấp giải pháp social login cho phép người dùng tạo ví bằng tài khoản mạng xã hội như Facebook, Email, iCloud… mà không cần sử dụng passphrase hoặc private. Ví Ramper phù hợp với những người dùng mới tham gia thị trường crypto và lần đầu tiếp cận với Web3.
- Ví MetaMask: Được tích hợp với hầu hết các dApp trên các blockchain tương thích EVM như Ethereum, BNB Chain, Artribum, Optimism… cùng giao diện ví đơn giản, dễ sử dụng.
Câu hỏi thường gặp về ví nóng
1. Ví nóng có an toàn không?
Độ an toàn của ví nóng phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau.
- Yếu tố chủ quan đến từ người dùng: cách quản lý private key, kết nối với nền tảng lạ, biện pháp bảo mật…
- Yếu tố khách quan đến từ bên ngoài: rủi ro kết nối internet, rủi ro từ thiết bị lưu trữ ví, rủi ro bị tấn công hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ…
Như vậy, ví nóng có thể tiện lợi cho việc thực hiện các giao dịch hàng ngày, người dùng cần hiểu rõ các rủi ro và đảm bảo an toàn cao nhất cho tài sản của mình.

2. Ví nóng có bị hack không?
Ví nóng vẫn có thể bị hack nếu không được bảo vệ đúng cách hoặc không tuân thủ các biện pháp bảo mật cần thiết. Để giảm thiểu nguy cơ bị hack, người dùng nên tuân thủ các biện pháp bảo mật an toàn như trên.
3. Nên sử dụng ví nóng khi nào?
Vì nóng thường được sử dụng trong các trường hợp như:
- Cần lưu trữ lượng nhỏ tài sản tiền điện tử.
- Thực hiện giao dịch hàng ngày, nhanh chóng và tiện lợi.
- Sử dụng các dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử.
- Làm airdrop và tương tác với các dApp.
Kết Luận
Trên đây là thông tin về ví nóng và hướng dẫn cách sử dụng ví nóng. Betomon hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết khác.